Đây là 1 vài mô hình tổng quan về các vấn đề liên quan đên quá trình xây dựng thương hiệu mà với chút kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi Quân Idea góp nhặt đc trong thực tiễn làm việc và sách vở gần 5 năm qua, hiện h đang đúc kết dần dần thành 1 bộ cơ sở lý luận riêng áp dụng cho chính tổ chức mà Quân Idea đang từng bước xây dựng cũng như áp dụng trong các dự án – công việc khi tư vấn, hỗ trợ cho các tổ chức khác!
Thương hiệu là level phát triển cao nhất của sản phẩm”! Từ 1 sản phẩm nguyên thuỷ, để tạo dựng được thương hiệu, cùng với tiến trình phát triển của sản phẩm, các công cụ/ phương thức kinh doanh cũng từ đó ra đời và góp phần bổ trợ.
Các công cụ đó bao gồm: Marketing (các công cụ/ phương thức tác động lý trí) và P.R (các công cụ/ phương thức tác động cảm xúc) với sự giao hoà là Avertising (các công cụ/ phương thức quảng bá, tiếp cận mục tiêu gián tiếp) nhưng tất cả đều bắt nguồn từ công cụ nguyên thuỷ là Sales (các công cụ/ phương thức bán hàng/ đem lại lợi ích, tiếp cận mục tiêu trực tiếp).
Nói hình tượng cho dễ hiểu, thì sản phẩm giống như kon ng`, ai sinh ra cũng như nhau, có đầu mình tứ chi .v.v…, còn khi lớn dần lên, thương hiệu, giống như “Danh Tiếng”, mỗi ng` lại có đc khác nhau, để lại ấn tượng khác nhau đối với người khác: “xấu, đẹp, tốt, ác, hiền, dữ …”, thông qua “Ngoại hình, vẻ ngoài” (Marketing: 4P), “Tính cách, thái độ” (P.R), cách họ “nói, phát ngôn” (Advertising) và cách họ “làm, hành động” (Sales).
Nói chung quan điểm em đang theo đuổi khá cân bằng, Marketing và P.R là tách biệt, là 2 phần để tạo nên Brand, giống như bán cầu não trái và não phải vậy! Còn việc có nhiều luồng quan điểm coi P.R nằm trong Marketing, hay có thể chỉ dùng P.R riêng hoặc Marketing riêng thì là do góc nhìn ở từng ngành nghề, lĩnh vực và yêu cầu, đặc điểm của ngành nghề, lĩnh vực đó mà có sự coi trọng nặng nhẹ từng cái khác nhau.
Ví như các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận … họ có thể sử dụng P.R nhiều hơn là Marketing (ko muốn nói nhiều khi là ko dùng đến) nên có thể ở những tổ chức này vai trò của Marketing mờ nhạt hơn P.R, có khi bị gộp vào coi như là 1 thành phần nhỏ trong P.R.
Còn đối với những doanh nghiệp (chủ em quan đánh giá như trong lĩnh vực công nghiệp nặng) có thể cán cân lại thiên lệch về Marketing hơn P.R, nên P.R nhiều khi cũng bị coi nhẹ và bị gộp vào coi như 1 thành phần nhỏ của Marketing.
Cuối cùng, ở những doanh nghiệp, tổ chức mà 2 công cụ này có thể cân bằng hơn (chủ quan em đánh giá là trong lĩnh vực sản phẩm tiêu dùng, công nghệ …) thì Marketing và P.R mới thật sự đc nhìn nhận riêng và “bằng vai phải lứa” nhau hơn, tác động, tầm quan trọng của chúng đến việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, tổ chức cũng rõ ràng và cân đối hơn
Tác giả : Quân Ideas
CÁC DỊCH VỤ DIGITAL CỦA VINALINK
|